Lắp đặt điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải

Diện hòa lưới

Lắp đặt điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải

Như đã thông báo từ điện lực Việt Nam thì những dự án điện mặt trời hòa lưới lắp đặt sau thời điểm kết thúc thời điểm hưởng giá ưu đãi mua điện mặt trời (sau 31/12/2020) sẽ không được ký hợp đồng mua bán điện và không được lắp điện kế mua bán điện 2 chiều cho đến khi có thông báo mới.

Vậy câu hỏi đặt ra là, có được lắp đặt điện năng lượng mặt trời hòa lưới sau 31/12/2020 hay không?

Câu trả lời là được, tuy nhiên, các năng lượng điện được tạo ra nếu không sử dụng hết và phát điện dư thừa lên lưới điện sẽ vẫn bị tính vào hóa đơn điện vì hệ thống đang sử dụng điện kế 1 chiều, lượng điện dư lên lưới chuyển thành điện tiêu thụ. Dẫn đến chi phí lại tăng cao và khó thu hồi vốn đầu tư.

Cách giải quyết vấn đề này khi lắp điện hòa lưới?

  1. Lắp đặt công suất điện mặt trời nhỏ hơn hoặc ngang bằng với phụ tải tiêu thụ, giải pháp này xem ra là giải pháp tối ưu cho vấn đề không phát điện dư thừa lên lưới. Nhưng khi lượng phụ tải xuống thấp lại đẩy điện dư thừa lên lưới, nếu muốn tăng công suất điện mặt trời khi phụ tải nhiều hơn thì phải đầu tư thêm thiết bị gây tốn kém và không đồng bộ với thiết bị cũ, gây ra nhiều hệ lụy không đáng có.
  2. Hòa lưới bám tải (giới hạn công suất phát điện) được xem là giải pháp tối ưu nhất. Cho dù công suất điện mặt trời lắp đặt có lơn hơn phụ tải tiêu thụ thì cũng không đẩy điện dư thừa lên lưới, giảm chi phí tiêu thụ điện năng bị cộng dồn do phát điện dư thừa lên lưới khi chưa có điện kế 2 chiều. Sau khi có biểu giá mua bán điện mới và có điện kế 2 chiều thì có thể phát điện dư thừa lên lưới theo mong muốn của người sử dụng. Đầu tư lắp đặt 1 lần, hệ thống thiết bị đồng bộ làm việc hiệu quả tăng hiệu quả kinh tế giảm hệ lụy không đáng có. Đây cũng là cách tối ưu và được sử dụng rộng rãi.

Lắp điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải là gì?

Hệ thống hoà lưới bám tải so với hệ thống hoà lưới thông thường có sự khác biệt là có thêm chức năng Zero – Export được tích hợp sẵn trong inverter hoà lưới.

Hòa lưới bám tải là không phát điện dư thừa lên lưới, biến tần điều chỉnh công suất phát điện phù hợp với phụ tải tiêu thụ. Những tên gọi khác của các hãng biến tần: “Zero Export” ,”Zero-Injection”, “Sefl- Consumption” nhưng cũng chung chức năng là hòa lưới bám tải. Có thể hiểu hệ thống điện mặt trời zero Export như sau: Lượng điện sản xuất ra = Lượng điện tiêu thụ.

Cấu tạo hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải?

Một hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải hoàn chỉnh sẽ bao gồm:

Hòa lưới bám tải zero export

1. Hệ Thống Tấm Pin năng lượng mặt trời

Tấm pin năng lượng mặt trời này sẽ giống như những chiếc lá giúp cây quang hợp vậy, chúng sẽ hấp thu ánh nắng mặt trời thông qua hiệu ứng quang điện để chuyển hóa thành điện năng và cung cấp cho hệ thống điện.

2. Biến tần năng lượng mặt trời có chức năng hoà lưới bám tải

Bộ biến tần hòa lưới bám tải là một dạng của biến tần hòa lưới và có thêm mô đun giới hạn công suất để hỗ trợ chức năng Zero-Export để không đẩy lượng điện dư ra lưới. Nó được kết nối bằng dây tín hiệu với 1 cảm biến dòng điện CT hoặc các bộ Meter 1 pha hay 3 pha, các thiết bị này sẽ được đặt ở đầu nguồn, gần với công tơ điện chính của hệ thống điện.

Hoà lưới bám tải áp dụng cho cả quy mô công nghiệp và hộ dân, hiện nay các hãng biến tần đều hỗ trợ tính năng này trên các biến tần mà họ bán ra. Khi thực hiện kích hoạt tính năng này cần đọc kỹ hướng dẫn thao tác từ nhà sản xuất để hệ thống hoà lưới bám tải hoạt động đúng theo yêu cầu.

3. Đồng hồ đo đếm sản lưởng thông minh

  • Đối với dòng sản phẩm biến tần 1 pha thì cần có bộ đếm công suất

Ví dụ: Như biến dòng (CT) hoặc Đồng hồ đo 1 pha (Smart Meter 1P)

Tùy vào từng hãng sẽ có những thiết bị phù hợp với biến tần của hãng đó

  • Đối với dòng sản phẩm biến tần 3 pha dùng bộ đo đếm sản lượng thông công tơ điện tử

Đa số biến tần 3 pha không dùng Biến dòng (CT) kết nối trực tiếp với Mô-Đun Giới hạn công suất, mà phải qua một công tơ điện tử rồi mới kết nối trực tiếp với Mô Đun, công tơ điển tử giúp chuyển tín hiệu Analog từ biến dòng thành tín hiệu Modbus, giao tiếp qua cổng RS485

Từng hãng biến tần sẽ có những công tơ điện tử phù hợp cho từng loại biến tần.

Công tơ điện tử – Smart Meter Chint DTSU-666 đi kèm 3 biến dòng 200/5A được sử dụng cho biến tần các hãng như Sofar, Sungrow, Growatt,… tín hiệu được truyền về thông qua Modbus

Trường hợp dùng cho hệ thống công suất lớn sử dụng nhiều biến tần

Các hãng biến tần sẽ có những hệ thống thiết bị Giới hạn công suất phù hợp để quản lý sản lượng đầu ra. Đa số các hãng đều dùng các bộ đo đếm giao tiếp giữa các biến tần thông qua tín Modbus (RS485)

Mỗi hãng sẽ có những phương pháp và tên gọi cho hệ thống sẽ khác nhau nhưng chức năng và cơ chế thì hoàn toàn giống nhau đều là giám sát sản lượng và giới hạn công suất cho hệ thống sử dụng nhiều biến tần.

Lưu ý: Việc lắp đặt bộ đo đếm sản lượng phải tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất biến tần, để cho phép đo chính xác trong việc giám sát sản lượng và giới hạn công suất tối ưu nhất.

4. Vật tư liên quan

Bao gồm: Dây cáp DC, AC, giá đỡ,…

Có nên sử dụng hòa lưới bám tải không?

Câu trả lời là NÊN bởi khi chưa có giá điện FIT mới, người dùng có thể cài đặt tính năng này để được sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà giá rẻ mà không cần quan tâm tới giá bán điện cho EVN hay việc lắp đặt đồng hồ 2 chiều. Khi có giá FIT mới, chỉ cần cài đặt lại tính năng BÌNH THƯỜNG ban đầu – cho phép phát điện thì có thể lắp đặt công tơ 2 chiều và Hợp đồng mua bán điện.

Các nhà đầu tư bán điện trực tiếp từ hệ thống điện mặt trời Áp mái với chủ nhà máy/nhà xưởng bên dưới có giải pháp bán điện hữu hiệu với người mua mà không cần quan tâm quá nhiều tới các thủ tục.

  • KHÔNG phát ngược dòng điện lên lưới: Sự kết hợp hoàn hảo giữa Inverter và đồng hồ thông minh giúp hệ thống luôn đảm bảo điện năng sản xuất bằng đúng với lượng điện tiêu thụ.
  • KHÔNG liên quan đến cơ quan quản lý điện: Khi dùng điện mặt trời bám lưới – zero export, chúng ta sẽ không phải kí các thủ tục pháp lý liên quan đến việc mua bán điện vì hiện chính phủ vẫn chưa có thông báo mới. Giữa người dùng và điện lực chỉ có mối quan hệ như việc một hộ gia đình hoặc một doanh nghiệp mua điện bình thường.

Đối tượng sử dụng lắp điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải?

Khi chưa có chính sách mua bán điện từ EVN thì giải pháp hoà lưới bám tải là giải pháp tốt nhất hiện nay dành cho:

  • Các nhà máy / Xí nghiệp / Nhà xưởng muốn sử dụng nguồn điện mặt trời để giảm lượng điện tự dùng.
  • Các nhà máy đã lắp đặt nhưng không làm được hợp đồng mua bán điện (có tải tiêu thụ nội bộ nhà máy)
  • Những chủ đầu tư là các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện mặt trời thay thế điện lưới và không có nhu cầu bán điện bởi mức sử dụng điện trong ngày cao, giá mua điện năng lượng mặt trời giảm không đem lại nhiều lợi ích, giá điện ngày một cao.
  • Các khu vực không làm được hợp đồng mua bán điện do quá tải đường dây truyền dẫn.

Tóm lại: Việc lựa chọn lắp đặt hòa lưới bám tải là một giải pháp tối ưu, chủ động cho các chủ đầu tư với việc sử dụng điện hoặc bán điện cho EVN. Ngoài ra, đây cũng là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp tiết kiệm chi phí tuyệt vời.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x